Biến Cố Chúa Chịu
Phép Rửa: Một Biểu Lộ Thiên Chúa là Đấng Emmanuel, "Thiên Chúa ở
cùng chúng ta."
Biến cố Chúa chịu
phép rửa kết thúc những niềm vui của Giáng Sinh. Trước Lễ Giáng
Sinh chúng ta trải qua bốn tuần Mùa Vọng dọn ḷng đón Chúa. Lời
Chúa trong những tuần đó có đôi ba lần nhắc đến Chúa là Đấng
Emmanuel, "Thiên Chúa ở cùng chúng ta." Quả thật, Thiên Chúa đă
đến ở cùng chúng ta. Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra trong ba giai đoạn
để cho nhân loại nhận biết Ngài đă đến và ở giữa chúng ta.
Trước hết là qua biến cố Chúa Hài Nhi sinh ra nằm trong máng cỏ
nơi hang Bêlem. Những người đầu tiên nhận ra Chúa ở cùng nhân
loại là những mục đồng, đại diện cho dân nghèo, kẻ tội lỗi, và
những người sống bên lề xă hội mà Luca đặc biết chú ư đến trong
Tin Mừng của ngài.
Biến cố thứ hai là
biến cố Hiển Linh. Qua biến cố này, Matthêu nhấn mạnh đến việc
Chúa Giêsu đến không chỉ ở giữa dân riêng của Ngài, nhưng ở giữa
mọi người trong mọi nước và mọi gịng tộc khắp mọi nơi.
Và biến cố thứ ba
Thiên Chúa tỏ ra Ngài ở giữa nhân loại qua Chúa Giêsu, đều được
bốn Tin Mừng nhắc đến, là biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa. Hai
biến cố đầu liên quan đến sinh nhật của Chúa Giêsu, nhưng biến
cố thứ ba này xảy ra măi sau này vào ngày Chúa bắt đầu cuộc sống
công khai của Ngài.
Biến cố Chúa chịu
Phép Rửa để lại cho ta một vài thắc mắc. Chúng ta có thể cùng
với Gioan Tẩy Giả, thắc mắc tại sao Chúa cần phải chịu Phép Rủa,
"Chính tôi phải được Ngài rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi sao?"
(Mt 3:14) Hơn nữa, phép rửa Chúa chịu bởi Gioan có khác với Bí
Tích Rửa Tội của ta ngày này không và việc đó có ư nghĩa ǵ
trong cuộc sống chúng ta?
Tại sao Chúa lại
chịu Phép Rửa bởi Gioan?
Những người thời
xưa đến chịu phép rửa của Gioan tại sông Giođan v́ họ muốn tỏ ra
một sự thống hối lỗi lầm đă xúc phạm và là một sự bày tỏ tấm
ḷng ước ao cải thiện đời sống. Chúa Giêsu không cần phải thống
hối hay hoán cải, vậy sao Ngài, một Đấng vô tội, lại có thể dự
phần vào một nghi thức như thế?
Có rất nhiều lư do
chúng ta có thể bàn tới. Dĩ nhiên Chúa Giêsu là con chiên vô tỳ
ố đâu cần phải dự phần vào nghi thức thống hối đó. V́ thế, ta có
thể chắc chắn kết luận là Chúa Giêsu chịu phép rửa của Gioan
không phải v́ hai mục đích như những người khác nói trên. Vậy
th́ Ngài chịu phép rửa của Gioan để làm ǵ? Thưa, trước hết, là
để tỏ ra sự liên kết nên một với gia đ́nh nhân loại mà Ngài đă
t́nh nguyện trở nên một thành phần. Ngài đă đồng hoá với họ
không phải như là một tội nhân, nhưng là một con người. Cử chỉ
liên kết đó đối với Ngài là một sự yêu tiên cao cả hơn một địa
vị trong xă hội mà Ngài có thể bị tước mất v́ đă trà trộn vào
với bọn người đă công khai xưng ḿnh là những người tội lỗi. Đấy
chính là một mối nguy hiểm mà Ngài đă thường xuyên đón nhận v́,
đối với Ngài, những nhu cầu của kẻ tội lỗi th́ quan trọng hơn là
tiếng tăm của Ngài đối với phường công chính. Việc này sẽ được
tỏ ra cách tang thương khi Ngài chịu chết trên thập giá đồng loă
với hai tên tù tội. Đối với Chúa Giêsu, việc đánh giá con người
không bao giờ hoàn toàn dựa trên diện mạo bề ngoài.
Lư do thứ hai Chúa
Giêsu chịu phép rửa của Gioan là Thiên Chúa muốn dùng dịp này để
tỏ cho nhân loại biết Ngài đă hoàn toàn chấp nhận và xác định sứ
mạng của Chúa Giêsu. Tại sông Giođan Chúa Giêsu đă được Chúa Cha
sai đi để làm công việc Ngài sắp sửa khởi hành. Tại nơi đây Ngài
được Chúa Cha chúc lành để thi hành sứ vụ. Khi vừa bước ra khỏi
nước, các tầng trời mờ ra và Thánh Thần như chim bồ câu ngự
xuống và đổ tràn ơn thánh trên Ngài, "Này là Con yêu dấu của Ta,
Con đẹp ḷng Ta" (Mt 3:17). Chúng ta có thể nói đây là cảm
nghiệm về Lễ Ngũ Tuần của Chúa Giêsu. Đây chính là ư nghĩa chính
của phép rửa tại sông Giođan. Và nó là một biến cố mà chỉ có
những ai có mắt đức tin mới nh́n thấy. Chúng ta cũng có thể nói
đó chính là ư nghĩa của Phép Rửa của chúng ta. Nói tóm lại là,
qua phép rửa tại sông Giođan, Chúa Giêsu đă đón nhận sứ mạng của
Ngài. Ngài được xức dầu và được sai đi rao giảng tin mừng cho
người nghèo kho, chữa lành những người sầu khổ, loan tin giải
thoát cho kẻ bị giam cầm...(xem Lc 4:18-20). Mọi sự việc xảy ra
tại bờ sông Giođan là một biến cố vĩ đại tỏ ra Thiên Chúa là
Đấng Emmanuel, Đấng ngự giữa chúng ta.
Sự Khác Biệt của
Phép Rửa Gioan và Bí Tích Thanh Tẩy
Giữa phép rửa của
Gioan và Bí Tích Rửa Tội ngày nay có sự khác biệt. Từ ngữ
Baptism (rửa tội) có nghĩa là d́m xuống nước. Phép rửa như của
Gioan tại sông Giođan không xa lạ đối với những người Do-thái
thời đó. Trong truyền thống Do-thái, có một nghi thức nhận ch́m
xuống nước để thanh tẩy cho những người ô uế theo luật Môisen.
Phép rửa cũng dùng cho Dân Ngoại trờ về đạo Do-thái. Do đó, ngay
từ đầu phép rửa của Gioan chú trọng vào sự cải thiện. Những lời
kêu mời và khuyến khích từng cá nhân của Gioan đă chuẩn bị cho
mọi người để đón nhận những ơn thánh và Phép Rửa của Kitô Giáo
ban cho chúng ta. Trong khi phép rửa của Gioan, một nghi thức
diễn tả sự cải thiện, thống hối, và ăn năn tội, không ban ơn
thánh hoá, th́ Phép Rửa của Chúa Giêsu, một bí tích cần thiết
cho phần rỗi có ban ơn thánh hoá trên những người lănh nhận.
Chính Gioan đă nói, "Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước, nhưng
Đấng cao trọng hơn tôi đang đến, và tôi không xứng đáng cởi dây
giày cho Người, chính Người se rửa anh em trong Chúa Thánh Thần
và trong lửa" (Lc 3:16). Nói cách khác, phép rửa của Gioan chỉ
là một nghi thức thống hối để những người tội lỗi tỏ ḷng ăn năn
c̣n phép rửa chúng ta chịu ngày nay là một Bí Tích ban ơn thánh
hoá và cần thiết cho phần rỗi của từng cá nhân.
Việc Chúa chịu
phép rửa tại sông Giođan có ư nghĩa ǵ trong cuộc sống chúng ta?
Qua việc Chúa chịu
phép rửa Chúa nêu ra cho ta một ư nghĩa, mục đích và định hướng
trong cuộc sống. Chính qua Bí Tích Rửa Tội mà chúng ta được trở
nên môn đệ của Chúa. Chúa Giêsu là Đường, lá Sự Thật, và lá Sự
Sống; và chính trong Chúa Giêsu mà sự hiện hữu của nhân loại
chúng ta t́m được sự thỏa măn. Công Đồng Vaticanô II trong Hiến
Chế Tin Lư của Giáo Hội, chương II câu 10 viết:
Thực vậy, những người đă lănh phép rửa, nhờ sự tái sinh và
xức dầu của Thánh Thần, được thánh hiến để trở thành chỗ ở
thiêng liêng và nhận chức tư tế thánh, hầu qua mọi hoạt động của
con người Kitô hữu, dâng hy tế thiêng liêng và rao truyền những
kỳ công của Đấng đă gọi họ từ bóng tối đến ánh sáng kỷ diệu của
Ngài (x. 1P 2:4-10). V́ thế, tất cả các môn đệ của Chúa
Kitô, trong khi kiên tâm cầu nguyện và cùng nhau ca tụng Thiên
Chúa (x. CvSđ 2:42-47), họ phải dâng ḿnh làm hy vật sống động,
thánh thiện, đẹp ḷng Chúa (x. Rm 12:1), phải làm chứng về Chúa
Kitô trên khắp mặt đất và tŕnh bày niềm hy vọng về cuộc sống
vĩnh cửu mà họ ôm ấp cho những ai đang khao khát (x. 1P 3:15).
Bí Tích Rửa Tội
cho ta sạch tội nguyên tổ và làm cho ta nên con cái Thiên Chúa.
Qua Bí Tích Rửa Tội chúng ta cũng được tháp nhập và trở nên một
thành phần trong cồng đoàn Kitô Giáo, một thành phần sống động
trong Nhiệm Thể Chúa Kitô. Hơn nữa, như phép rửa Chúa Giêsu chịu,
Phép Rửa chúng ta lănh nhận trao cho ta một trách nhiệm quan
trọng, đó là chia sẻ niềm tin của ta cho những người khác qua
lời nói cũng như hành động. Chúng ta có một sứ mạng trở nên
chứng nhân Tin Mừng, muối ướp và ánh sáng cho trần gian. Chúng
ta được kêu gọi cộng tác với mọi người trong cộng đoàn Kitô hữu
để xây dựng nước Chúa.
Qua biến cố
Chúa chịu phép rửa của Gioan, chúng ta được nhắc nhở về sứ vụ
tông đồ của một môn đệ Chúa Kitô. Chúa Giêsu truyền lệnh cho
Giáo Hội hăy đi và làm phép rửa cho muôn dân. Mỗi người chúng ta
là một thành phần trong Giáo Hội, chúng ta có trách nhiệm truyền
đạt giáo lư yêu thương của Chúa cho mọi người. Sự hiện diện của
Chúa Thánh Thần dưới h́nh chim bồ câu khi Chúa Giêsu chịu phép
rửa nhấn mạnh đến khía cạnh tông đồ của Bí Tích Rửa Tội v́ chính
Chúa Thánh Thần là Đấng đă xuất hiện dưới h́nh lưỡi lửa trong
lúc Giáo Hội bắt đầu sứ mạng giảng dậy và làm phép rửa cho muôn
dân.
Xin cho mỗi
người chúng ta luôn biết thi hành chức vụ giáo lư viên của ḿnh
cách hăng say và nhiệt thành như Chúa Giêsu để Chúa Cha có thể
nói về chúng ta như Ngài đă nói về Chúa Giêsu tại sông Giođan
xưa: "Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp long Ta" (Mt 3:17).
Rev. Trần Q.
Toản, CMC
|