Mùa Vọng: Đợi
Chờ
Đợi chàng một
hai năm,
Hay là cả đời
xuân xanh,
Ngày nao đầu
pha tuyết sương
Cũng mong tái
ngộ một lần.
Tôi còn nhớ câu
hát này trong bài “Xa vắng” do nữ ca sĩ Phương Dung hát trong
phim Tiếng hát đêm khuya. Giọng hát thật não nùng, làm say đắm
những chàng trai của thập niên 60 thế kỷ trước. Trong đó có tôi.
Ở lứa tuổi đó, cùng chung một hoàn cảnh “thuở trời đất nổi cơn
gió bụi” cho nên đám thư sinh phải “xếp bút nghiên theo việc
binh đao”. Người ra đi, người ở lại, kẻ tiền tuyến, người hậu
phương đều mang một tâm trạng chung: đợi chờ.
Nếu có dịp từ Tuy
Hòa đi Nha Trang, bạn sẽ phải qua đèo Cả, bạn sẽ phải đi ngòng
ngoèo trên đường đèo. Lúc ẩn lúc hiện một
ngọn núi khá cao có 2 tảng đá : một lớn, một nhỏ. Người ta gọi
chung là Hòn Vọng Phu. Vì theo truyền thuyết, có người vợ trẻ đã
dắt con lên núi nhìn ra biển Vũng Rô để chờ chồng về ( các bạn
già của tôi chắc không quên địa danh Vũng Rô ).
Chờ mãi mà chồng vẫn biệt tâm, nàng và con đã biến thành
đá. Người đời trách cô nàng là dại dột: gái một con tội gì !
Nhưng phần đông người ta khen nàng là thủy chung vì đã sống trọn
vẹn kiếp đợi chờ của mình.
Đợi chờ và trông
mong là tâm trạng của những người trong cuộc. Tôi không có ý làm
MC nhưng với góc độ tản mạn về Mùa Vọng, xin các bạn cho phép
tôi ca vài câu “Vọng cổ”
để thêm phấn chấn bàn về Mùa Vọng của chúng ta: mùa trông chờ
Chúa đến.
Chờ đợi con về với
hình ảnh của bà mẹ già tóc bạc phơ “mẹ
lần mò ra trước ao, nắm áo người xưa, ngỡ trong giấc mơ, tiếc
rằng ta đôi măt đã loà vì quá đợi chờ”
( bài Ngày trở về .
Chờ đợi của
“đàn trẻ thơ ngây chờ mong anh trai,
sẽ đem về cho tà áo mới, ba ngày xuân đi khoe xóm làng”
( bài Xuân này con không về ).
Chờ đợi của người
yêu dù anh có “trở về
trên đôi nạng gỗ để rồi một chiều dạo phố mùa đông bên người yêu
tật nguyền chai đá” ( bài Em hỏi anh
bao giờ trở lại ). Thế cũng được! Miễn là anh còn sống.
Tội nghiệp cho
những người vợ trẻ như Hòn Vọng Phu đèo Cả, có lúc phải thất
vọng ê chề vì:
... từ chốn xa xôi
nhớ về ái ngại
lấy chồng thời
chiến chinh
mấy người
đi trở lại ?...
( bài Những Đồi
Sim Tím. Thơ Hữu
Loan )
Và sách [Chinh phụ
ngâm khúc] đã có câu :
Tiếu ngọa sa
trường quân mạc vấn
Cổ lai chinh
chiến kỷ nhân hồi ?
Thuở đăng đồ
mai chưa dạn gió
Hỏi ngày về chỉ
độ đào bông
Nay đào đã
quyến gío đông
Phù dung lại rã
bên sông ba sòa.
...
Một
năm chờ đợi rồi ba năm đợi chờ :
Thử tính
lại diễn khơi ngày ấy
Tiền sen
này đã nảy là ba
...
Nàng chinh phụ
biếng ăn biếng ngủ, sụt cân đến nỗi
Trâm cài xiêm
giắt thẹn thuồng
Lệch làn tóc
rối, lỏng vòng lưng eo
Cuối cùng rồi
chàng cũng đâu có trở về. Ngày trước khi còn học ở bậc Trung
học, chúng tôi cho rằng chuyện Chinh phụ ngâm không có hậu vì
nàng đã đợi chờ hết kiếp người, thế mà vẫn tuyệt vọng, tuyệt
vọng đến chết.
Chờ đợi là thế.
Nhưng, chờ đợi Chúa đến thì không phải thế, vì Chúa đã đến rồi
Chúa sẽ đến :
con tuyên xưng
Chúa đã chết đi
con tuyên xưng
Ngài đã sống lại
trong vinh
quang mai Ngài lại đến
đón chúng con
lên Trời về với Chúa Cha.
Mùa Vọng là mùa
sốt sắng và hân hoan mong đợi. Mùa Vọng có 2 đặc tính :
- Kính nhớ việc
con Thiên Chúa đến lần thứ nhất ( chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh )
- Hướng lòng trông
đợi Chúa đến lần thứ hai.
Cả hai đặc tính
này đều nằm trong kinh Tin Kính.

Trong suốt chiều
dài của lịch sử Cứu độ, thời gian của Cựu Ước là một mùa Vọng
đầy những biến cố và thử thách. Thiên Chúa đã hứa và chuẩn bị
cho con người. Chúa cũng cần con người cộng tác với Chúa để
chuẩn bị cho lời hứa của Ngài được thưc hiện. Đó là Đức Kitô
xuống thế làm người để cứu chuộc muôn dân. Chúng ta lần lượt
điểm qua vài nhân vật tiêu biểu đã chuẩn bị mùa Vọng như thế nào
?
- Với cụ già Si-mê-on : “ông
là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi
của Israel, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. Ông đã được Thánh
Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi
được thấy Đấng Kitô của Đức Chúa. Được Thần khí dun dủi, ông lên
Đền Thờ. Vào lúc Cha Mẹ Hài nhi Giêsu đem con tới để chu toàn
tập tục luật đã truyền liên quan đến Người, thì ông ẵm lấy Hài
nhi trên tay và chúc tụng Thiên Chúa rằng : ‘Muôn
lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa
xin để tôi tớ này được bình an ra đi. Vì
chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã
dành sẵn cho muôn dân : Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại
là vinh quang của Israel dân Ngài.’
”
( Lc 2, 25-32 )
Ông đã sống trọn
vẹn mùa Vọng của ông bằng cuộc sống cầu nguyện để mong chờ Đấng
cứu độ, và ông đã toại nguyện.
- Với ông Gioan
Tẩy Gỉa : Từ nhỏ ông đã sống nhiệm nhặt trong hoang địa cho đến
ngày ra mắt dân Israel “Ông mặc áo lông
lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm
thức ăn” ( Mt 3, 4 ). Mùa Vọng của Gioan
là mùa rao giảng kêu gọi mọi người sám hối. Ông đã đổ máu để làm
chứng cho sự thật.
- Với các mục
đồng, nhỏ bé, đơn sơ, các em đã sống mùa Vọng trong nghèo nàn và
vâng phục. Các mục đồng đã vâng lời Sứ Thần "vội vàng đến đó" (
Lc 2,16 ).
- Với 3 Đạo sĩ
phương Đông đã sống mùa Vọng bằng vững tâm lên đường, phó thác
vào Chúa. Một lòng vâng phục, không so đo, do dự.
Và một mẫu gương
tuyệt vời đã âm thầm sống mùa Vọng trong thinh lặng và cầu
nguyện, trong nghèo nàn và thanh khiết, trong vâng phục và dấn
thân : Đó là Đức Maria hiền mẫu của Chúa Giêsu Hài Đồng và của
chúng ta nữa.
Mùa Vọng với chúng
ta thì sao ? Mỗi năm, GLV chúng ta khi mùa Vọng đến gây cho
chúng ta cảm giác hân hoan vui mừng vì mùa Vọng là mùa bắt đầu
năm mới, là mùa xuân của năm phụng vụ và chuẩn bị mừng lễ Chúa
Giáng Sinh. Là GLV, chúng ta chẳng những sống mùa Vọng cho chúng
ta nhưng chúng ta còn sống với các em, vì các em mà Chúa đã giao
phó cho chúng ta.
Trong tuần Thánh,
chúng ta đã “cúi xuống rửa chân cho từng
em, sự việc này sẽ làm cho các em suy nghĩ nhiều, và từ đó chúng
ta đưa vào cho các em bài học khiêm nhường, bác ái, hy sinh phục
vụ lẫn nhau” ( bài Thiên chức Linh mục
của chị Diễm Trang ). Trong mùa Vọng này xin hãy gợi ý cho các
em biết chia sẻ cho các bạn nghèo là góp phần dâng Chúa Hài
Đồng, chỉ góp 1 đồng thôi, các em gửi cho 1 bé người Thượng
nghèo ở đây là đã giúp cho bé này 16000 đồng VN : 10000 là giá 1
chiếc áo ấm đồ xổ + 6000 là giá 2 ổ bánh mì thịt.
Em bé Thượng sẽ đươc no và ấm trong đêm Chúa Giáng trần.
Công việc này sẽ liên đới với nhau, bé cho, bé trung gian và bé
nhận, bé nào cũng đươc hạnh phúc.
Nguyện xin Chúa
Hài Đồng và Đức Trinh Nữ Maria chúc lành cho anh chi em chúng ta
trong Đêm Thánh Vô Cùng vì Đất với Trời xe chữ Đồng. Amen.
Kim Thông
|