Tu
es Petrus (Này Con là Đá)
Buổi chầu Thánh
Thể chiều cuối năm thật ấn tượng đối với từng anh chị em Giáo lư
viên trong Giáo xứ. Quỳ trước Mặt Nhật bên Cung Thánh, anh chị
em đă để tâm hồn ḿnh bay bổng. Cả không gian và thời gian như
đồng cảm với con người cũng lặng thinh và sâu lắng. Tôi miên man
suy nghĩ rất nhiều về những xúc phạm của con người hôm nay đối
với Thầy Giêsu của chúng ta và đối với Hội thánh của Ngài. Tôi
muốn nói với Thầy một vài lời hèn mọn để xin Thầy tha thứ, nhưng
tôi đă thật nghẹn ngào ? Rồi tiếng hát của anh ca trưởng xướng
lên bài hát như một lời hứa chắc nịch của Thầy :
Này con là Đá,
trên viên đá này, Ta xây Giáo hội muôn đời vinh quang.
Này con là Đá, cho
muôn sức hùng Satan vẫy vùng không hề chuyển rung"
Tối nay, tối giao
thừa, kết thúc năm 2006 và bắt đầu năm mới 2007. Tôi vừa đọc
được các lời chúc mừng năm mới của các bạn, v́ suốt một tuần nay
không nối mạng được, nghe đâu v́ động đất ở Đài Loan, dây nhợ bị
đứt sao đó ? Anh Đ́nh Thiện thúc viết bài ( Hội thánh ở khắp thế
này ). Đây cũng là dịp để tôi suy tư về Hội thánh của Chúa. Tôi
không phải là một người chuyên môn trong lĩnh vực đại sự này,
nhưng tôi cũng muốn "thắp lên một ngọn nến leo lét c̣n hơn là
ngồi nguyền rủa bóng tối"
Để làm chứng cho
Đức tin, cho lời hứa của Thầy chí thánh mà suốt 2000 năm trôi
qua, Hội thánh đă được hiện diện khắp mọi nơi � cho đến tận cùng
trái đất � và quê hương núi rừng Tây nguyên của tôi có lẽ cũng
là một trong những điểm tận cùng thế giới đó.
Do niềm tin vào
Chúa Giêsu Phục Sinh, v́ Ngài là con người thật và là Thiên Chúa
thật mà Hội thánh của Người đă lan rộng đến mọi ngơ ngách của
thế giới. Với biết bao xương máu, với biết bao hy sinh của những
người đi gieo hạt giống Tin Mừng mà Hội thánh đă tồn tại và phát
triển. Nhưng họ là ai ? Và họ từ đâu đến ? Tôi cũng xin phép
được trả lời rằng họ là những người rất trẻ, có học thức, có một
cuộc sống khá trong xă hội văn minh. Thế mà họ đă từ bỏ tất cả
để đi đến nơi miền rừng núi âm u, đèo heo hút gió này. Họ phải
chịu đựng và đương đầu với đói khát, với sốt rét rừng, với kiết
lị, ghẻ ngứa ?
Tôi xin được sao
lục ngắn gọn tiểu sử của Cha Dourisboure và một chương trong
thiên hồi kư của Ngài để chúng ta cảm thông và hănh diện v́ sự
thánh thiện tuyệt vời của các đấng thừa sai của Chúa, để chúng
ta xác tín hơn khi đọc kinh Tin Kính � Tôi tin Hội thánh ở khắp
thế này ? �
Cha Dourisboure,
một vị sáng lập chính vùng truyền giáo cho người dân tộc thiểu
số ở Đông Đàng Trong.
Ngài sinh ngày
19-09-1825 tại Briscous ( địa phận Bayonne ), miền Basses
Pyrénées, theo học Tiểu chủng viện Laressore ; Ngài gia nhập
chủng viện thừa sai ngày 19-10-1846.
Ngày 2-6-1849,
Ngài được thụ phong Linh mục.
Ngày 6-10-1849,
Ngài lên đường đến địa phận Đông Đàng Trong và được trao trách
nhiệm truyền giáo cho người dân tộc thiểu số ở Kontum.
Trong suốt 35 năm,
Ngài đă chịu nhiều khốn khổ nhất, với một ḷng nhiệt huyết tông
đồ đáng khâm phục. Cuối năm 1850, Ngài đến làng Kon-Trang thuộc
bộ tộc Sê-đăng. Ngài đă dịch các kinh bổn do Cha M.Combes soạn
thảo bằng tiếng Bahnar sang tiếng Sê-đăng. Ngài đă rửa tội cho
hai dự ṭng đầu tiên, Ngui và Pat.
Tất cả các vị
truyền giáo, đồng nghiệp của Ngài đă vĩnh viễn ra đi, duy chỉ
ḿnh Ngài chống chịu và tiếp tục sứ mệnh tông đồ của ḿnh. Tuy
nhiên, nếu như Ngài đă không ngă gục th́ Ngài cũng đă chứng kiến
công việc của ḿnh bị tê liệt, và những khó khăn chồng chất do
sự chống đối thách thức của người Thượng, cũng như bệnh tật gây
ra. Bệnh sốt rét rừng thường xuyên hoành hành Ngài trong lúc đi
đường, không ai giúp đỡ, khiến Ngài kiệt sức chờ chết. Lần kia,
bệnh sốt rét rừng bắt Ngài nằm liệt giường trong căn cḥi tranh,
rồi một ngày nọ, Ngài và Cha Besombes, sau khi đă giải tội và
sức dầu cho nhau, đă lần lượt ngă lăn ra đất bất tỉnh. Vào năm
1857, Ngài đến làng Kon-Kơ-Xâm thay Cha Combes vừa mới qua đời.
Năm 1858, Ngài được chỉ định làm Bề trên vùng truyền giáo cho
người dân tộc.
Năm 1864, trong
thời gian lưu tại Sàig̣n một vài tháng ( từ tháng 2 đến tháng 9
), Ngài đă coi sóc giáo xứ Xóm Chiếu, rồi Ngài trở lại với người
dân tộc Bahnar. Bằng việc xây dựng những làng toàn ṭng Kitô
hữu. Làng đầu tiên thuộc kiểu này mang tên là Jơri - Krong, nằm
giữa khu rừng mà chính Ngài cùng các gia đ́nh Kitô hữu đă phá.
Năm 1870, Ngài về
Pháp dưỡng bệnh, tại đây Ngài đă cho xuất bản một tác phẩm nhỏ
rất hấp dẫn và rất thuyết phục : � Les Sauvages Bahnars � ( Dân
làng hồ ) kể về những công việc, những gian khổ mà Ngài cùng các
đồng nghiệp đă trải qua ; rồi Ngài trở lại nhiệm sở.
Năm 1885, Ngài
được gọi vào địa phận Đàng Trong với chức vụ Giám Đốc Đại Chủng
Viện, đồng thời được chỉ định làm Bề trên tất cả miền truyền
giáo. Chẳng bao lâu sau, sức khỏe cạn kiệt không cho phép Ngài
làm bất cứ việc ǵ nữa. Ngài được đưa về nhà điều dưỡng Béthanie
ở Hồng-Kông ; tại đây, Ngài hoàn thành việc soạn thảo và in ấn
cuốn từ điển Bahnar - Pháp. Người ta hy vọng một chuyến trở về
Pháp sẽ cho phép Ngài sống thêm vài năm nữa ; nhưng trở về được
ít ngày, Ngài đă qua đời tại Tu viện của hội Thừa sai ở
Marseille ngày 8-9-1890. Việc truyền giáo cho người Thượng mới
chỉ có khoảng 1000 tín hữu ; nhưng từ đó công cuộc này đă phát
triển rất nhanh. Đó chính là ḷng kiên tŕ, nhiệt huyết tông đồ
và tính khí mạnh mẽ của Cha Dourisboure mà công cuộc truyền giáo
đă khai sinh.
Cha Combes chết
: 14 tháng 9 năm 1857
( trích chương
XXIII hồi kư Dân Làng Hồ của Cha Dourisboure )
Trước kia Cha
Combes có nói khi tất cả chúng tôi c̣n mới đến ở Kon-Rơ-Lăng : �
Chớ chi trước lúc chết tôi có thể hân hoan rửa tội được năm
người lớn ; hoặc ít nữa là dự bị xong cho mười lăm dự ṭng, lúc
đó tôi sẽ vui vẻ đọc kinh � Nun dimittis �. Thiên Chúa nhân lành
đă nhậm lời Ngài và c̣n trội hơn thế nữa. Không kể một đoàn lũ
đông đảo trẻ nít con của các cha mẹ ngoại giáo mà Ngài đă đưa
thẳng lên Thiên đàng, và hai người già cả Ngài đă đem trở lại
Đạo và đă rửa tội cho họ trong giờ sau hết, th́ Ngài đă ban phép
rửa cho ba mươi bốn người lớn, và, tất cả, không trừ ai, đều đă
trở nên những Kitô hữu tuyệt hảo. Ngài cũng đang sửa soạn cho
hai mươi ba dự ṭng. Đúng là đă tới giờ đọc câu � Nun dimittis �
và ra đi b́nh an. Dường như Thiên Chúa đă muốn chứng tỏ rơ ràng
Người đă gọi Cha Combes về với Người là chỉ v́ nhậm lời cầu xin
của Cha thôi, cho nên Cha đă qua đời mà không bị bệnh hoạn ǵ
cả, trong khi đang thi hành nhiệm vụ tông đồ là giảng dạy anh
chị em dự ṭng.
Ngày 10 tháng 9,
Cha Verdier đă đi Kon-Kơ-Xâm thăm bạn đồng lưu thân yêu của
chúng tôi ; cả hai cùng trải qua với nhau hai ngày tṛn. Sáng
14, lúc Cha Verdier sắp lên đường trở về Kon-Trang, Cha bề trên
đă nói với Ngài � Hôm nay tôi thấy không được khỏe lắm, và v́
người ta không biết cái ǵ có thể xảy đến, cho nên tôi muốn xưng
tội trước khi Cha lên đường trở về �. Ngài đă xưng tội, và Cha
Verdier nói với Ngài � Xem nào, nếu Cha bệnh th́ tôi có thể ở
nán lại với Cha. Không có ǵ cấp bách phải về Kon-Trang cả, v́
đă có Cha Dourisboure ở với giáo dân của Ngài rồi �. Cha Bề trên
liền trả lời � Không, không, điều đó không cần. Tôi chỉ muốn giữ
đúng phép và dọn ḿnh sẵn sàng cho mọi biến cố thế thôi, Cha cứ
việc lên đường. Tôi tưởng là không có việc ǵ đâu �. Và cả hai
đă chia tay nhau.
Cũng vào ngày hôm
đó, buổi trưa, có Cha Bảo từ Trung Châu đến Kon-Kơ-Xâm, đem lên
một gói thơ, nào là thơ Âu Châu hay của các địa phận truyền giáo
khác, nào là thơ từ Trung Châu lên. Mỗi chúng tôi đều có thơ.
Nhiều phong thơ đề tên Cha Combes, trong đó một lá thơ của Đức
Cha Cuenot chỉ thị cho Ngài xuống Trung Châu, bởi v́ Đức Cha đă
chọn Ngài làm Giám Mục phó. Cha Combes bị xúc động mạnh khi đọc
lá thơ này. Đối với tôi, tôi đă biết Ngài rơ ràng và đă được hân
hạnh là bạn thân thiết của Ngài, tôi biết chắc chắn, qua lời nói
của Ngài trước kia, rằng trong trường hợp Đức Cha đề nghị phẩm
vị này cho Ngài th́ Ngài sẽ nhất quyết từ chối. Tôi có xu hướng
tin rằng sự xúc cảm nặng nề do lá thơ của Đức Cha đem đến, đă
không ít góp phần vào cú va chạm gây nên cái chết của Cha
Combes, và nhiều người khác cũng đă tỏ ư nghĩ như tôi. Dầu sao,
sau khi đọc xong lá thơ của Đức Cha, bạn đồng lưu của chúng tôi
đă không đọc thơ nào khác nữa, và, sau khi Ngài chết, chúng tôi
đă t́m thấy nhiều phong thơ đề tên Ngài c̣n nguyên chưa được bóc
ra. Cả ngày hôm đó, trái với thói quen, Ngài tỏ ra buồn bực. Đến
chiều tối, vào giờ dạy giáo lư, người ta hỏi Ngài có dạy như
thường lệ hay là đ́nh hoăn lại v́ Ngài đang khó thở � Hăy cứ
đánh trống đi, - Ngài bảo người nhà - để gọi các dự ṭng đến :
giảng dạy họ làm tôi không mệt đâu �. Các dự ṭng đă đến, ngồi
chung quanh Ngài ; và, với họ, Ngài đă tỏ ra vui vẻ và tươi
cười.
Nhưng buổi dạy
giáo lư đă không kéo dài, Cha Combes cho anh em dự ṭng về rồi
nói � Hôm nay tạm đủ, Cha thấy trong người không được khỏe �.
Lúc các dự ṭng ra khỏi nhà, người bạn thân mến của chúng tôi
bỗng cảm thấy một cơn yếu mệt khác thường, Ngài đến gần vách
ngăn bằng phên tre để dựa và ngồi xuống sàn nhà. Một phút sau,
Ngài xỉu và ngă ngửa luôn. Người ta chạy đến đỡ Ngài dậy, Ngài
đă cấm khẩu và có lẽ cũng bất tỉnh rồi. Cha Bảo có mặt đó, vừa
kịp làm phép sức dầu cho Ngài, và Cha bề trên yêu mến của chúng
tôi đă tắt hơi thở cuối cùng.
Như thế là chấm
dứt cuộc đời của một thừa sai gương mẫu. Bởi Ngài c̣n trẻ quá -
ba mươi hai tuổi - và đă chịu thuỷ thổ xứ Thượng, cho nên chúng
tôi đă nuôi hy vọng là sẽ đươc Ngài ở lâu dài giữa chúng tôi và
sẽ nhờ cậy vào Ngài trong nhiều năm, nào nâng đỡ, khuyên bảo,
nào ủi an ! Nhưng đường lối của Thiên Chúa không phải là đường
lối của chúng ta, các ư định của Người luôn luôn đáng tôn phục
và thường đối với chúng ta là không thể hiểu nổi. Và xin bạn đọc
hăy lưu ư đến trường hợp của cái chết được chúc phúc này. Nầy
đây, một thừa sai khó nghèo sống một ḿnh trong một xóm Thượng,
xa các bạn đồng lưu, lâu lâu mới gặp mặt trong những ngày đă ấn
định. Ngài sắp chết th́nh ĺnh và sẽ không kịp mời một Linh mục
vào giờ sau hết. Chúa đă lo liệu tất. Một thừa sai khác đă đến
thăm Ngài như là t́nh cờ, Ngài đă chịu phép giải tội và tẩy sạch
linh hồn khỏi mọi lỗi nhẹ mà chính các đấng Thánh cũng không
tránh được hoàn toàn. Ban phép giải tội cho Ngài xong, vị Linh
mục do Chúa quan pḥng sai đến, đă ra đi về. Cái chết đă gần kề,
nhưng không một ai ngờ nó đến gấp như vậy, vị thừa sai lại một
ḿnh chờ đợi. Ai sẽ làm phép sức dầu cho Ngài ? Ai sẽ giúp Ngài
trong giây phút lâm chung ? Đúng vào lúc này, từ một vương quốc
xa xôi, một Linh mục đă đến, ban các phép sau hết cho Ngài, và
linh hồn Ngài bay thẳng lên trời ! Ôi lạy Chúa ! Chúa quảng đại
là dường nào đối với thừa sai của Chúa ! Sự chăm sóc của Người
th́ đầy ưu ái và thắm t́nh cha con xiết bao ! Ôi t́nh yêu của
Thiên Chúa ! Nếu có khi nào con quên lăng th́ tay mặt con khô
teo đi, nếu mà con ngừng chúc tụng ngợi khen Chúa !
Thoạt khi tin Cha
Combes chết được loan báo th́ cả làng Kon-Kơ-Xâm đâu đâu cũng
nghe tiếng rên rỉ khóc than. Mặc dầu mưa to, mặc dầu đêm tối,
nhà của người chết trong chốc lát đă nên qúa nhỏ để chứa dân
làng. Lúc đó vào mùa lúa trổ bông, phần lớn dân làng phải ở
ngoài rẫy, người ta đă đánh trống khua chiêng vang dội, giống
như những lần có tai họa lớn lao vậy. Nghe tiếng chiêng trống
báo động, tất cả những người giữ lúa gần, xa đều bỏ rẫy chạy về
làng, và cả làng Kon-Kơ-Xâm bỗng họp mặt đông đủ, hầu như không
thiếu ai, chật trong chật ngoài, vây quanh ngôi nhà của người
chết thân yêu. Tất cả mọi người, không phân biệt giáo dân hay
người ngoài, đều khóc một cách chân thành như nhau. Nhưng các
tân ṭng và các dự ṭng đáng thương biết họ đă phải mất một kho
tàng quư báu là dường nào, và sự đau đớn của họ thật đă không
nói nên lời ! Tất cả đều canh thức suốt đêm bên xác chết của
người Cha yêu quư, họ cùng nhau cầu kinh mà từng chặp cùng ồ lên
than khóc thảm thiết !
Trong lúc toàn thể
Kon-Kơ-Xâm đau đớn khóc than th́ Cha Verdier và tôi, chúng tôi
đă không chút nghi ngờ về nhát đánh khủng khiếp vừa được bổ
xuống trên công tŕnh truyền giáo ở miền Thượng du. Ngày hôm
sau, vào khoảng hai giờ chiều, có hai người giúp việc của địa sở
Kon-Kơ-Xâm đến Kon-Trang, trao cho chúng tôi một gói thơ từ mà
không nói ǵ cả : thơ Âu Châu, thơ An Nam. Cũng có mănh giấy Cha
Bảo gởi cho chúng tôi, nhưng vô t́nh chúng tôi để qua bên, chưa
đọc vội. Mỗi người chúng tôi vui vẻ đọc thơ từ quê nhà bên Pháp
gởi sang, ḷng mừng phơi phới tự nhiên mà một thừa sai thường
cảm thấy khi thỉnh thoảng nhận được tin tức cha mẹ bà con thân
yêu. Cuối cùng, tôi cầm tới mảnh giấy của Cha Bảo. Trên mảnh
giấy chỉ có mấy chữ � Cha Combes đă chết �. Thật là một cú sấm
sét ! Tôi đă bị quật ngă v́ cú va chạm th́nh ĺnh này mà tâm trí
tôi chưa quen chịu đựng. Chẳng những tôi đă mất một người bạn
thân yêu, mà c̣n là mất đi người cầm đầu miền truyền giáo
Thượng, trụ cột chống đỡ, người hướng đạo và cố vấn, và tôi cảm
thấy một gánh quá nặng, vượt trên sức tôi, sắp đè xuống đôi vai
yếu đuối của tôi. Tôi chỉ c̣n biết vừa khóc vừa đọc lại câu Kinh
thánh � Chúa đă trao cho, Chúa đă cất lấy, Người là Chúa tể,
Người hăy làm điều vừa mắt Người, và danh Người luôn luôn được
chúc tụng �.
Cố nén sự đau đớn,
tôi đă lên đường đi Kon-Kơ-Xâm ngay lúc đó. Hai người đem thơ
muốn cùng đi với tôi, nhưng họ không sao theo kịp tôi, và trong
chốc lát họ đă mất hút tôi. Lúc mặt trời sắp lặn, tôi đă đi một
ngày đường trong một buổi, và tôi đă đến làng Kon-Mơ-Nây, trên
bờ sông Đak-bla. Lúc đó tôi mới nhận thấy ḿnh tôi từ chân đến
lưng quần máu chảy ṛng ṛng v́ bị lũ đĩa rừng rút rỉa. Cần phải
qua sông, nước lớn v́ mưa giông, nhưng cơn gió mưa chưa dứt, nên
không có ai đủ can đảm chèo sỏng đưa tôi qua sông, mặc dầu tôi
trả công thật hậu. Tôi đă chuốc lấy sự mệt nhọc vô ích, tôi đành
phải kiên nhẫn theo thánh ư Chúa và đă ngủ lại làng Kon-Mơ-Nây.
Gà vừa gáy, tôi đă lại lên đường, và sau hai giờ lội bùn, lội
nước, băng rừng, tôi đă đến Kon-Kơ-Xâm lúc bảy giờ sáng.
Anh chị em Thượng
đang chờ tôi, họ tiếp đón tôi với cảm t́nh nồng hậu, bằng cử chỉ
và thái độ, họ biểu lộ sự tha thiết chia buồn với tôi. Nhưng
nhất là các tân ṭng tội nghiệp, mà cái chết của Cha Comber đă
bỏ họ mồ côi, họ xúm xít xung quanh tôi. Tôi đă khóc với họ, và
để an ủi họ, tôi đă lặp lại và giải thích cái câu tôi đă khắc
trên mộ Giuse Ngui ( em bé Sê-đăng được rửa tội đầu tiên ) �
Chúng ta không phải như những kẻ khác không có đức cậy trông �.
Khi tôi đến, xác
của người quá cố, mặc phẩm phục Linh mục, đă nhập quan rồi, tôi
đă cho chôn cất Ngài với tất cả lễ nghi thông thường. Từ lúc đó,
Kon-Kơ-Xâm không hề quên vị tông đồ của ḿnh, và đến nay, sau
nhiều năm dài, anh chị em Thượng mà thông thường mọi xúc cảm đều
qua đi nhanh chóng, lại vẫn c̣n đôi khi đến cầu nguyện trên mộ
của Cha Combes.
GB Kim Thông
|