Chịu
Đóng Đinh Trên Thập Tự Giá
Việc Chúa bị tử
h́nh như một tù tội cách bị đóng đinh do lệnh của quận trưởng
Rôma
là một sự kiện mà những tín hữu cũng như những người vô tín
ngưỡng đều xác nhận. Những sách Tân Ước, Tin Mừng cũng như các
Thánh Thư, đều làm chứng cho sự kiện này (Mt 27:15-37; Mc
15:1-39; Lc 23:28-49; Gn 19:19-30; Tdcv 3:13-16; 4:27; 1Cor
1:18-2:8; 2Cor 13:4; Gal 3:1; Phil 2:8; Cọ 1:20; 1Tm 6:13; Dt
12:2; 1Phe 2:24). Sự kiện này cũng được những nguồn liệu cổ
ngoài đời xác nhận như Tacitus, Josephus và Lucian thành
Samosata. Câu "Chúa chịu đóng đinh" là một câu trong kinh
Tin Kính được các sử gia đều thuật lại một cách qủa quyết mặc
dầu họ có thể viết theo ư quyết định khác biệt cá nhân của họ
như nhiều sử gia thường làm. Tuy nhiên, ở đây cũng nên xác quyết
một điều: ư nghĩa của sự kiện này chính là điểm phân biệt giữa
những tín hữu và những người vô tín ngưỡng. Các tín hữu thêm câu
"cho chúng ta" và can đảm tuyên xưng cái chết của con người cổ
kính này là một bảo chứng tự hiến của Con Thiên Chúa.
Đối với các tín
hữu, những dữ kiện lịch sử chưa nói đầy đủ về Chúa Giêsu. Để có
thể nói lên sự thật về cái chết của Chúa Giêsu - "Thiên Chúa
là Đấng đă nhờ Đức Ki-tô mà cho chúng ta được hoà giải với Người"
(2Cor 5:19) - những Kitô Hữu đă vui mừng ôm ấp cách diễn đạt
thần thoại. Nhưng, thần thoại không đồng nghĩa với tưởng tượng.
Những diễn đạt thần thoại về Chúa Giêsu được cắn cứ vào một nhân
vật lịch sử. Những dữ kiện lịch sử không có cứu văn. Nhưng Thiên
Chúa cứu chuộc trong phạm vi lịch sử mà chúng ta có thể (cho dù
thiếu sót thế nào đi nữa) nhận diện và mô tả.
Câu "Chúa chịu
đóng đinh" chỉ cho ta biết một sự thật chính yếu và không ǵ
hơn. Các Tin Mừng chỉ thuất lại cách đơn sơ hầu để ta không chú
trọng vào sự phản bội, phủ nhận và bỏ rơi của các tông đồ, cũng
không chú ư đến sự trung thành thầm lặng của các nữ môn đệ, hoặc
nơi sự tham gia của lănh tụ Do-thái trong âm mưu dẫn đến việc sử
tử công khai của Chúa Giêsu. Thay vào đó th́ sự kiện làm cho ta
chú trọng vào những cách thức của án tử, động lực chính trị, ư
muốn của Chúa Giêsu vá sự đau khổ của Ngài.
Chịu đóng đinh là
mộ h́nh thức tử h́nh rất giă man trong thời cổ xưa. Nhất là khi
dùng đinh thay cho giây cột, nó bao gồm một hính thức hành hạ
cực kỳ đau đớn. H́nh phát đóng đinh vào thập giá không dùng cho
nhà trưởng giả, nhưng chỉ dùng cho những kẻ thù và nô lệ. Do đó,
quân Rôma phạt những nô lệ nổi loạn của Spartacus và Do-thái với
sự đóng đinh tập thể. Sự chịu đóng đinh, do đó, làm nhục kẻ bị
đóng đinh. Dân Do-thái áp dụng câu kinh thánh trong sách Đệ Nhị
Luật để chỉ về kẻ bị đóng đinh như sau, "v́ người bị treo là
đồ bị Thiên Chúa nguyền rủa" (21:23). Theo cái nh́n này th́
chỉ kẻ có tội mới có thể chịu một cái chết như thế. Do đó kẻ bị
đóng đinh, bi chúc dữ, không có thể là nguồn sự sống và chúc
phúc cho người khác. Nếu Chúa Giêsu là Đấng Messia chịu đóng
đinh th́ hẳn Ngài là một Đấng Messia thất bại - và trên hết là
một Đấng Messia giả.
Những sự liên quan
này đều ẩn trong Tân Ước. Thánh Phaolô nói về việc Chúa Giêsu
vâng lời cho đến chết như một kẻ nô lệ (Phil 2:7-8). Ngài nói
rằng trên thập giá Chúa Kitô "trở nên đồ bị nguyền rủa"
(Gal 3:13), và " Đấng chẳng hề biết tội là ǵ, th́ Thiên Chúa
đă biến Người thành hiện thân của tội lỗi v́ chúng ta , để làm
cho chúng ta nên công chính trong Người" (2Cor 5:21) - hăy
chú ư đến câu "v́ chúng ta" và "cho chúng ta" - và
rồi Thánh nhân giới thiệu thánh giá cho dân thành Côrinto như
một mức thước về uy quyền Thiên Chúa đă làm qua sự yêu đuối và
sự khôn ngoan của Thiên Chúa qua sự khờ dại (1Cor 1:25). Thư Do-thái
nói rằng Chúa Giêsu "Chính Người đă khước từ niềm vui dành
cho ḿnh, mà cam chịu khổ h́nh thập giá, chẳng nề chi ô nhục"
(Dt 12:2) và mỗi lần các tín hữu tái phạm tội là "tự tay
đóng đinh Con Thiên Chúa vào thập giá một lần nữa và đă công
khai sỉ nhục Người" (Dt 6:6).
Niềm vui của một
Kitô Hữu là được vui mừng nơi đặc tính nghịch lư sâu xa của sự
cứu chuộc của Thiên Chúa qua Chúa Kitô. Chính sự nhập thể đă là
một x́-căng-đan: một Chúa tể càn khôn lại nhập vào thế giới
không gian và thời gian dưới thân phận của một hài nhi sinh bởi
cha mẹ nghèo khổ. Chính trong biến cố Giáng Sinh đă tỏ ra sự đối
nghịch của giầu có trong khó nghèo, khôn ngoan trong khờ dại và
sức mạnh trong sự yếu đuối. Con Thiên Chúa nhập thể không chỉ
cám nghiệm cái chết, nhưng là cảm nghiệm một cái chết tàn bạo
dưới h́nh thức nhục nhă của một tử tội!
Đấy chính là sự
nghịch lư tột bậc. Đấy cũng chính là lư do tại sao ngôn ngữ Kitô
giáo thời ban đầu được chứa đựng đầy căng thẳng và nghị lực,
trong khi cố gắng diễn tả thế nào một người bị chúc dữ có thể
mang lại phúc lành cho nhiều người (Gal 3:6-14), sự tự do qua
một người nô lệ (Gal 5:1), sự công chính qua một người đă trờ
nên tội (2Cor 5:21), sự giầu có qua một người tự trờ nên nghèo
(2Cor 8:9), khôn ngoan qua sự khờ dại tỏ tường (1Cor 1:25), sức
mạnh qua sự yếu đuối (2Cor 13:4) và sự sống cho mọi người qua
cái chết của một người (Rm 5:12-21). Sư việc này mang lại cho ta
niềm vui v́ nếu ta cảm nghiệm sự chúc phúc, tự do, công chính,
giầu có, khôn ngoan, quyền lực và sự sống qua những cách thức
rất đối nghịch với những ǵ con người có thể tưởng tượng, th́
chúng ta biết chúng ta đang nằm trong ṿng tay âu yếm của Thiên
Chúa.
Quư Anh Chị Giáo
Lư Viên thân mến,
Bổn phận của chúng
ta là ǵ nếu không phải là noi theo gót Thánh Phaolô rao giảng
Chúa Kitô, một Chúa Kitô "chịu đóng đinh trên cây thánh giá."
Dĩ nhiên như Thánh Phaolô chúng ta cũng sẽ bị nhiều người chống
đối cho là một việc vô bổ và điên rồ. Nhưng, như Thánh Phaolô
chúng ta hăy mạnh bạo và cương quyết v́ chính Chúa Kitô "chịu
đóng đinh" sẽ dùng chúng ta để đánh bại kẻ thù và thu hút nhiều
người về với Chúa.
Chủ đề này rất
thích hợp cho Mùa Chay Thánh. Trong Mùa Chay, chúng ta hăy dành
ra chút thời giờ để suy gẫm lời "Chúa chịu đóng đinh"
trong Kinh Tin Kính để kín mục nghị lực mới cho sứ vụ tông đồ.
Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI, trong Sứ điệp Mùa Chay năm 2007,
long trọng tuyên bố: "Mùa chay là thời gian thuận tiện để
chúng ta học nơi Mẹ Maria và Thánh Gioan, người tông đồ yêu dấu,
ư nghĩa của việc đứng vững bên cạnh thập giá Chúa Giêsu, Đấng đă
v́ yêu thương chúng ta dâng hiến mạng sống để mạc khải t́nh yêu
của Chúa Cha." Ước ǵ Mùa Chay năm nay mang lại cho
chúng ta một ư nghĩa đặc biệt khi chúng ta cùng với Mẹ Maria và
Thánh Gioan chiêm ngưỡng Chúa Kitô "chịu đóng đinh" qua
lời lời Kinh Thánh: "Họ sẽ nh́n lên Đấng họ đă đâm thâu"
(Gn 19:37). Chúc Quư Anh Chị luôn hiên ngang loan truyền Chúa
Giêsu "chịu đóng đinh" không những chỉ trong lợp nhưng cả
trong cuộc sống hằng ngày.
Rev.
Paul Trần Q. Toản
* *
Pḥng dịch theo cuốn "THE CREED: What Christians Believe and Why
it Matters" của Luke Timothy Johnson. Nhà Xuất Bản Doubleday:
New York, 2004. Từ trang 165-167.
|